Bật mí những công nghệ hỗ trợ bán hàng cần thiết cho nghề Digital Sales

Một trong những yếu tố giúp Gen Z hay bất kỳ ai muốn bước chân vào nghề Digital Sales là nắm bắt xu hướng công nghệ. Vậy những công nghệ bán hàng đó là những công cụ nào và có hiệu quả như thế nào cho nghề Digital Sales?

Sau đây, NextJobs sẽ chia sẻ các công nghệ bán hàng mà các doanh nghiệp có xu hướng tập trung phát triển cho nghề Digital Sales.

Mục Lục

Công cụ hỗ trợ cung cấp thông tin chi tiết và bối cạnh

Trong bán hàng, bối cảnh khách hàng là yếu tố quan trọng để quyết định khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Cho dù là khách hàng nào thì bạn luôn phải thu thập tất cả thông tin liên quan cũng như nhu cầu của họ. Như vậy, bạn mới có thể định vị quảng cáo, chiêu hàng và giải pháp cho nhu cầu của khách hàng đó.

Công cụ hỗ trợ bán hàng thông minh dành cho Digital Sales

Các công cụ bán hàng thông minh có khả năng giám sát hàng triệu dữ liệu để xác định các yếu tố để ‘bắt đầu’ bán hàng. Cụ thể như một công ty huy động vốn mới hoặc bổ nhiệm một CEO mới, thông tin này sẽ được các nhân viên sales thu thập lại để nghiên cứu cơ hội bán hàng.

Ví dụ, Leadfeeder là công cụ theo dõi lượng người truy cập trang web ẩn danh và đánh giá họ có đủ điều kiện làm khách hàng tiềm năng hay không, đồng thời cung cấp thông tin liên hệ của họ. Nó cho phép bạn truy cập dữ liệu chi tiết hơn về các yếu tố để ‘bắt đầu’ bán hàng (mà CRM không thể dễ dàng cung cấp được), nhờ đó bạn có thể đưa ra kế hoạch tiếp cận, xác định thông điệp hay chiến lược bán hàng. Trong một số trường hợp, công cụ này đã giúp các sales teams vượt mức chỉ tiêu 30%.

Công cụ AI CRM

CRM – Customer Relationship Management (Quản trị quan hệ khách hàng) của AI có khả năng tổng hợp lịch sử của khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại trên các kênh, bao gồm các bài post trên MXH và các tương tác từ email, thư thoại đến tin nhắn văn bản – để phân loại các cơ hội chốt giao dịch.

Ngoài ra, các nền tảng đánh giá (chấm điểm) khách hàng tiềm năng như IgniteTech cũng giúp sales teams ưu tiên các cơ hội bán hàng của họ và kết quả là tăng 25% chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang cơ hội bán hàng.

Công cụ dự đoán hành vi khách hàng

Vai trò của AI trong việc giữ chân khách hàng cũng hiệu quả không kém. Các công cụ như involve.ai áp dụng mô hình learning thu thập dữ liệu từ các kênh bán hàng của bạn như email, các tương tác yêu cầu hỗ trợ,…để phát hiện các links và khung hành vi của khách hàng: chẳng hạn cơ hội khách hàng rời bỏ. Kết quả cho thấy, độ chính xác của dự đoán đến hơn 90%, qua đó doanh thu đã tăng gần 3 lần trong ba tháng.

Công cụ đào tạo và thuyết trình

Cho dù bạn là Digital Sales siêu giỏi có tất cả thông tin của khách hàng tiềm năng cùng với các dữ liệu cần thiết mà bạn không thể tương tác với những khách hàng đó theo cách thu hút, cá nhân hóa hay dựa trên nền tảng digitals thì mọi quy trình bán hàng sẽ bị tiết lộ. Lúc này, các công nghệ bán hàng mới phát huy khả năng của nó, bạn có thể tận dụng công cụ này để rèn luyện kỹ năng của bản thân để gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng và chốt nhiều giao dịch hơn.

Công cụ demo bán hàng

Công cụ demo bán hàng cho phép bạn cung cấp video và âm thanh chất lượng cao, thậm chí là chia sẻ màn hình, tích hợp với các công cụ bán hàng như lịch. Zoom chính là công cụ có thể thực hiện mọi hoạt động trên. Tuy nhiên, nó không có khả năng phân biệt bản demo của bạn với 1 000 bản demo khác.

May mắn thay, DemoDesk và Demostrack có thể giúp bạn phân biệt các bản demo bằng cách tạo các bản demo trực tiếp, đồng thời các bản record vẫn bao gồm đồ họa và nội dung tương tác mà không có sự hỗ trợ của nhà thiết kế, nhà phát triển. Các công cụ demo DIY như  GOOGLE WORKSPACE đã mang lại cho khách hàng nhiều kết quả đáng mừng như  tốc độ nhanh hơn 50% và chuyển đổi demo cao hơn 30%.

Công cụ hỗ trợ tổ chức và tiết kiệm thời gian

Mặc dù các công cụ trên vô cùng hữu ích nhưng việc chuyển đổi các công cụ, tab liên tục cũng như phải thao tác các bước sao chép và dán trên máy tính vô số lần sẽ làm bạn lãng phí thời gian. Đúng là như vậy, theo khảo sát 74% thời gian của nhân viên bán hàng dành cho các hoạt động không góp phần tăng số lượng giao dịch.

Do đó, công cụ tự động hóa các nhiệm vụ bán hàng không tạo ra doanh thu ra đời nhằm giúp bạn tập trung vào công việc chính: ‘bán hàng’.

Chẳng hạn, Calendly là công cụ sắp xếp lịch các cuộc họp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả mà không gặp rắc rối khi gửi các email qua lại. Thay vào đó, nó cho phép bạn quyết định thời gian rảnh đồng thời cung cấp cho khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại quyền quyết định thời gian phù hợp cho các cuộc họp. Theo khảo sát, 93% sales teams cho rằng họ đã đạt được sales cycles nhanh hơn với Calendly.

Tương tự, reply.io cũng là một công cụ tiếp cận bán hàng kết hợp email, cuộc gọi, LinkedIn, SMS và tin nhắn WhatsApp thành một chuỗi đa kênh để tập trung các cuộc trò chuyện với khách hàng tiềm năng mọi lúc mọi nơi. Như vậy, bạn có thể tiết kiệm 4 – 7 giờ mỗi tuần cho mỗi khách hàng về theo dõi và quản lý chiến lược.

Lời kết

Các công nghệ bán hàng là một trong những công cụ rất cần thiết cho nghề Digital Sales. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng và phát triển các loại công nghệ bán hàng khác nhau, thậm chí là khác biệt với các công cụ được nêu trong bài viết này. Mỗi công ty sẽ dựa trên sự phù hợp với môi trường làm việc, điều kiện tài chính và hướng phát triển của họ để lựa chọn các công cụ này.

Cuối cùng, chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình, mong rằng bạn có thể hình dung được phần nào nghề Digital Sales thông qua bài viết này.

Để lại một bình Luận

ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ

Tỷ lệ tiếp cận
Tăng khả năng tiếp cận nhà tuyển dụng 64%
Tỷ Lệ Phỏng Vấn
Tăng cơ hội mời phỏng vấn 80%