Nhạy Bén

Nhạy bén trong kinh doanh có cần thiết cho Digital Sales

Sự nhạy bén trong kinh doanh là kỹ năng không thể thiếu để bạn thăng tiến đến vị trí Country Director với mức lương đáng kỳ vọng.

Mục Lục

Hiểu về sự nhạy bén trong kinh doanh

Nhạy bén là một khái niệm mô tả sự bao hàm các yếu tố về tư duy, kiến thức và nhận thức của một người được đúc kết trong quá trình trải nghiệm trong cuộc sống và sự nghiệp của họ. Từ đó, họ có thể vận dụng các yếu này để đưa ra các quyết định quan trọng dựa trên phán đoán và cái nhìn tổng thể của vấn đề: bối cảnh, thời gian, điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội, … tuy nhiên, cũng không thể thiếu mặt tình cảm.

Nhạy bén trong kinh doanh là người có kỹ năng nhạy bén trong lĩnh vực kinh doanh. Họ thường là người đứng đầu trong một nhóm nhỏ như Team Leader hay cấp cao hơn. Tùy theo vị trí làm việc, họ sẽ đưa ra các quyết định mang tính lâu dài và có lợi cho team, phòng ban hoặc cả công ty dựa trên khả năng cá nhân và các yếu tố bên ngoài của tổ chức. Các quyết định này có thể là một chiến lược phát triển trong ngắn/dài hạn, quy trình quản lý, vận hành thậm chí là chương trình đào tạo nhân lực tiềm năng,…

Lý do một chuyên viên sales cần sự nhạy bén trong kinh doanh

Làm việc đồng bộ với nội bộ của công ty tốt hơn

Nhân viên bán hàng không chỉ làm việc với các khách hàng tiềm năng mà còn cộng tác với các phòng ban của công ty để tất cả hoạt động kinh doanh trở nên suôn sẻ. Nghĩa là bạn phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, đồng thời xem xét và cân nhắc những tác động lợi/hại đối với công ty khi bạn ra quyết định chốt deal với khách hàng.

Đơn giản là vì nếu một nhân viên sales cố gắng gia tăng số lượng bán hàng bằng cách tự ý đưa ra các chiết khấu và lợi ích liên quan cho khách hàng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến các bộ phận khác trong công ty. Chẳng hạn như bộ phận tài chính, họ phải cân đối và kiểm soát lại các giao dịch một cách hợp lý để đảm bảo lượng tiền mặt cho các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Hay ở một trường hợp khác, nhân viên bán hàng hứa hẹn quá nhiều về các tính năng của sản phẩm, mặc dù có thể đạt chỉ tiêu bán hàng của mình nhưng lại gây khó khăn cho nhóm phát triển sản phẩm. Họ phải vật lộn để đáp ứng lời hứa với khách hàng.

Những người nhạy bén trong kinh doanh hiểu các loại kỹ năng cần thiết trong mỗi bộ phận và những gì mỗi phòng ban đóng góp vào công việc kinh doanh. Vì vậy họ có thể tạo điều kiện hợp tác giữa các bộ phận và áp dụng kiến thức của họ để đương đầu với những thử thách.

Hiểu và giải quyết được các tình huống phức tạp

Ngày nay, sự thâm nhập của công nghệ kỹ thuật vào các hoạt động quản lý của mọi doanh nghiệp đã hỗ trợ nhiều thuận tiện cho khách hàng và nhân viên. Đối với bán hàng, nếu khách hàng muốn tìm hiểu về tính năng sản phẩm, dịch vụ và những lợi thế nó mang lại cho việc kinh doanh thì họ có thể truy cập trang web của bạn. Tuy nhiên, có vài trường hợp khách hàng cũng cần sự hướng dẫn và hỗ trợ từ nhân viên bán hàng mà các công cụ công nghệ không có thể giải quyết được.

Trong khi tư vấn, bạn phải hiểu khách hàng tiềm năng của bạn là ai và họ cần gì để hỗ trợ họ một cách phù hợp nhất dựa trên quan điểm hoạt động kinh doanh của họ. Như vậy, bạn mới chạm đến ‘paint point’ của những người tham gia vào quyết định mua hàng.

Ngoài ra, sự nhạy bén trong kinh doanh còn giúp bạn hơn thế nữa, không chỉ trong công việc bán hàng mà còn hỗ trợ trong việc đạt những đồng thuận với người quản lý của bạn. Thông qua việc đặt câu hỏi:

“Mục tiêu của người quản lý trong quý này là gì?”

“Những điều kiện đo lường gì để đạt yêu cầu bán hàng của người quản lý?”

Hay đặt các câu hỏi về văn hóa làm việc, các dự án sắp tới và những khó khăn về tài chính để bạn có ‘bức tranh’ toàn cảnh về bất kỳ trở ngại nào mà bạn có thể đối mặt.

Rèn luyện suy nghĩ vượt ra khỏi tư duy ‘block-and-tackle’

‘Block-and-tackle’ (chặn và giải quyết) là lối tư duy của những người chỉ có thể phản ứng và ứng phó với các nhiệm vụ, thách thức liên quan đến vị trí công việc của minh hay những hoạt động hằng ngày mà họ thường làm, nhưng lại bối rối trước những nhiệm vụ, thách thức vượt xa phạm vi công việc, khả năng của họ.

Và trên thực tế, có rất nhiều người làm việc với lối tư duy ‘block-and-tackle’ này, trong đó có những nhân viên bán hàng. Mặc dù, điều này không sai vì đây không phải là công việc của bạn nhưng nó chỉ khiến bạn trở nên bị động và về lâu dài sẽ hình thành suy nghĩ ‘hài lòng’, mất đi ý chí cầu tiến.

Tình huống điển hình là, khi một khách hàng cần hỗ trợ một vấn đề không thuộc chuyên môn của nhân viên bán hàng thì họ sẽ phản ứng như thế nào? Chắc chắn, họ sẽ theo thói quen mà phản hồi: “Vấn đề này không thuộc phạm vi giải quyết của bộ phận bán hàng. Chúng tôi sẽ chuyển vấn đề này đến bộ phận chăm sóc khách hàng CSKH, họ sẽ phản hồi bạn trong vòng 3 ngày”.

Đây chính là kiểu tiếp cận ‘block-and-tackle’. Nó sẽ gây ra lỗi trì hoãn gây ảnh hưởng đến việc duy trì mối quan hệ với khách hàng, chậm chốt đơn hàng giữa hai bên làm hao tổn tài nguyên công ty, thậm chí nặng hơn là khách hàng từ bỏ ý định mua hàng.

Vậy nếu như bạn gặp trường hợp khách hàng không thể đợi sự chậm trễ của bạn thì bạn sẽ giải quyết ra sao? Lúc này, khách hàng tiềm năng sẽ gửi lời nhắn như sau: “Bạn đã nói rằng bộ phận CSKH sẽ phản hồi các vấn đề của chúng tôi trong vòng 3 ngày, nhưng chúng tôi đang rất cần một công ty cung cấp giải pháp cho vấn đề này trong ngày hôm nay”.

Nếu là một nhân viên bán hàng sở hữu sự nhạy bén trong kinh doanh, họ sẽ ngay lập tức tìm hiểu quy trình giải quyết vấn đề này từ bộ phận CSKH. Bởi họ hiểu rằng các quy trình chuyên môn của tất cả bộ phận của công ty đều được quy định rõ ràng, họ thường tổng hợp các vấn đề chung của khách hàng và phản hồi sẵn, trừ những tình huống chưa từng xảy ra trước đó. Sau khi đã có câu trả lời, bạn có thể kết hợp chúng với ý tưởng và chiến lược riêng của bạn vào cuộc trò chuyện với khách hàng để hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng: bạn làm điều này với tinh thần tích cực và hợp tác, nếu không bạn sẽ chọc giận các bộ phận khác đấy nhé. Bạn sẽ trở thành kẻ thù thay vì đồng minh của họ và những ý tưởng hay mà bạn đóng góp cũng sẽ bị bác bỏ, chưa kể việc này sẽ ảnh hưởng đến các nhiệm vụ phối hợp giữa hai bộ phận trong tương lai.

Lời kết

Dù bạn là ai hay đang làm việc ở vị trí nào thì sự nhạy bén trong kinh doanh luôn là điểm sáng cho sự nghiệp của bạn. Vì khi một trường hợp không ngờ đến xảy ra, nó sẽ giúp bạn bình tĩnh, tự tin đến ứng phó với vấn đề đó. Hãy cố gắng và tích cực học hỏi, tích lũy kinh nghiệm riêng cho mình để sở hữu kỹ năng nhạy bén trong kinh doanh nhé.

ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ

Tỷ lệ tiếp cận
Tăng khả năng tiếp cận nhà tuyển dụng 64%
Tỷ Lệ Phỏng Vấn
Tăng cơ hội mời phỏng vấn 80%